Ở Việt Nam,
phương pháp thu mủ trong sản xuất cao su thiên nhiên hiện nay chủ yếu là phương
pháp vừa thu mủ nước (latex) và mủ chén. Nghĩa là sau mỗi lần cạo người công
nhân phải thu mủ ít nhất 2 - 3 lần (1 - 2 lần thu mủ nước vào khoảng 11 giờ 30
và khoảng 14 giờ (nếu có sử dụng chất kích thích), lần thứ 2 - 3 thu mủ tạp
ngày hôm sau). Ưu điểm của phương pháp này là có thể hạn chế được lượng mủ bị
trôi do trời mưa sau khi đã thu mủ nước và sản phẩm mủ nước (latex) có thể dùng
để chế biến các nguyên liệu cho các sản phẩm có yêu cầu tính kỹ thuật cao (mủ
kem, mủ 3L, CV). Hơn nữa, công tác bảo vệ sản phẩm ngoài lô cũng dễ dàng hơn,
do mủ thu lần 1 (chiếm chủ yếu) đã đưa về nhà máy chế biến. Tuy nhiên, phương
pháp này cũng thể hiện một vài nhược điểm như: tốn thời gian thu mủ, công nhân sau khi cạo xong phải chờ
để đi thu mủ nước, các hóa chất chống đông mủ cũng được sử dụng ảnh
hưởng đến quá trình xử lý nước thải trong sản xuất…
Phương pháp thu
mủ đông tự nhiên ngoài lô có thể khắc phục được những hạn chế của phương pháp
thu mủ nước. Ở các nước như Ấn Độ, Malaysia và các nước Châu Phi, việc thu mủ
đông ngoài tự nhiên cũng được thực hiện ở một số đồn điền. Tại Việt Nam,
đến thời điểm năm 2015 phương pháp thu mủ đông tự nhiên ngoài lô vẫn còn chưa
áp dụng được với những lý do như: Công tác che chắn mưa để tránh thất thoát do
mưa rửa trôi, công tác bảo vệ sản phẩm, hệ thống nhà máy chế biến mủ sau thu
hoạch… đang là vấn đề gây cản trở trong việc ứng dụng phương này vào sản xuất
cao su thiên nhiên.
Do đó, năm 2015 nhóm tác giả bao gồm Th.S Nguyễn
Năng, TS. Đỗ Kim Thành Th.S Trần Vĩnh Tuấn và Th.S. Trương Văn Hải đã thực hiện đề tài Nghiên cứu
ứng dụng phương pháp thu thu mủ đông tự nhiên ngoài lô tại Đồng Phú. Đề tài
được thực hiện tại Lô 23 - Nông trường cao su Tân Thành, Công ty Cổ phần cao su
Đồng Phú thời gian theo dõi từ tháng 5/2015 - 12/2015. Nội dung đề tài sử dụng
phương pháp thu mủ đông tự nhiên ngoài lô kết hợp sử dụng máng che mặt cạo, mái
che chén, chén nhựa dung tích 1800 ml so với nghiệm thức đối chứng sử dụng chén
sành dung tích 500 ml và máng chắn nước mưa. Kết quả thí nghiệm cho thấy
các nghiệm thức thu mủ
đông tự nhiên tuy có thời gian cạo và thu trên cây lớn lơn (bình quân 34,5 –
36,0 giây/cây) so với nghiệm thức thu mủ nước (33,8 giây/cây). Lý do chậm hơn
là do chén hứng mủ có sử dụng mái che nên ảnh hưởng đến thao tác, tuy nhiên mức độ chậm hơn này không đáng kể. Nhưng do tiết
kiệm được thời gian di chuyển đi bóc mủ tạp ở phần cạo ngày hôm trước và thời
gian chờ để thu mủ nước nên đã tiết kiệm được 24 – 27% tổng thời gian làm việc,
do đó nếu làm cùng số giờ so với nghiệm thức thu mủ nước thông thường thì số
cây cạo được tăng thêm được từ 156 - 182 cây cạo. Như vậy với số cây cạo của
nghiệm thức thu mủ nước là 550 cây/phần cạo cho vườn cây nhóm I, khi áp dụng
phương pháp thu mủ đông tự nhiên ngoài lô người công nhân có thể cạo được từ
706 – 732 cây cạo/phần (thời gian làm việc trong ngày là 7 giờ 20 phút/ngày). Từ
đó năng suất lao động tăng thêm 31 – 36% và nhu cầu lao động cạo mủ giảm từ 23 –
25%. Bên
cạnh đó, việc thu mủ đông tự nhiên ngoài lô cũng giảm được chi sử dụng chất
chống đông mủ và chất đánh đông mủ nên cũng sẽ góp phần giảm áp lực xử lý nước
thải trong chế biến mủ cao su.
Stt | Tác giả | Ý tưởng | Lượt xem | Mã | Ngày |
---|---|---|---|---|---|
1 |
Trương Văn Hải
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cao su. |
Chế độ cạo tận thu trên cành với chiều dài miệng cạo ngắn (S/3U) kết hợp sử dụng dây dẫn mủ giúp tận thu tối ưu năng suất vườn cây trước khi thanh lý tái canh | 1037 | YT-316 | 17/06/2021 |
2 |
Đoàn Nhân Luân
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cao su. |
Điều tra bệnh lá trên vườn cao su bằng flycam | 835 | YT-332 | 23/07/2021 |
3 |
NGUYỄN BÁ KHOÁT
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cao su. |
Tấm đậy chống tràn mủ cao su | 801 | YT-353 | 06/10/2021 |