* Thực hiện :
-Theo
vị trí được phân công trên 3 lát dao ABC, lát dao C của tổ là nơi thuận tiện để
áp dụng “ Bệ tập kết mủ có xử lý nước thải”.
- Bệ
tập kết mủ của tổ nằm bìa khuôn viên trạm, rộng 3m, dài 4m, cao 60cm, dốc 5 độ
về hướng Đông, kết nối với 3 ống bi nước dùng chứa nước thải đặt nữa chìm nữa
nổi lên khỏi mặt đất 50cm có ống thông nhau từ 60mm đến 90mm có khóa riêng biệt
cho từng ống bi nhằm giữ lại nước có lẫn mủ trong một khoảng thời gian nhất
định để khi xả ra chỉ còn lại nước, nước này dễ thấm vào đất mà không để lại
tàn dư của mủ.
* Cách
sử dụng:
- Đối
với mủ nước: Sau khi đổ mủ nước vào trong bắc mủ, dùng một lượng nước khoảng 2
lít rửa tất cả các thùng và vật dụng của mình trên bệ này cho đến khi hết mủ,
nước rửa được chảy vào các ống bi,(tận thu mủ tráng thùng) công nhân rửa xong
tất cả rồi khóa lại để tránh các ngày mưa nước vào bên trong.
- Đối
với mủ tạp: Mủ được cân trực tiếp và xếp ngay ngắn trên bệ, mủ nước chảy lại
qua đêm chưa đông chảy theo độ dốc của bệ vào trong ống bi, trong khoảng thời
gian nhất định mủ và nước sẽ tách ra, mủ nổi lên - nước lắn xuống dưới, mủ được
lấy ra khi đã đông cứng (mủ tận thu), nước xả ra sau khi đã trong không còn lẩn
mủ.
* Lưu
ý : Xả nước trước khi nghiệm thu mủ các loại để tránh nước đầy tràn, sau mỗi
ngày sử dụng nhớ khóa lại tránh mưa đêm nước vào trong làm tràn mủ chưa đông ra
ngoài.
5.
Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến.
- Có lợi
cho môi trường: Không còn tình trạng nước và mủ tươi chảy lan ngoài đất, vươn
vãi chung quanh khu vực nhận mủ, không khí trong lành không còn mùi hôi thối
khi công nhân đến giao mủ.
- Đối
với tổ trưởng : Không phải bố trí công nhân tráng thùng, mủ tráng thùng thu về
từ các ống bi từ 350 – 400 kg tươi/ tháng, giảm chi phí công tráng thùng của
lát dao C trung bình 300.000 đồng/ tháng, giảm bớt khối lượng công việc vệ sinh
trạm giao nhân mủ, thực hiện đúng theo yêu cầu về việc sử dụng tiết kiệm nước
của công ty.
- Đối
với công nhân : Mỗi công nhân giảm 30.000 đồng/tháng chi phí xe kéo mủ ở lát
dao C, cả tổ là 1.320.000 đồng/tháng, giảm bớt khối lượng công việc vệ sinh
trạm khi giao nhận mủ, không xử dụng thuốc chống đông gây ảnh hưởng đến sức khỏe
của công nhân, tạo cảnh quan trong lành nơi làm việc.
- Đối
với nông trường, công ty: Chất lượng mủ tận thu tốt, không sử dụng thuốc chống
đông giảm chi phí sản xuất.
Stt | Tác giả | Ý tưởng | Lượt xem | Mã | Ngày |
---|---|---|---|---|---|
1 |
Trương Văn Hải
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cao su. |
Chế độ cạo tận thu trên cành với chiều dài miệng cạo ngắn (S/3U) kết hợp sử dụng dây dẫn mủ giúp tận thu tối ưu năng suất vườn cây trước khi thanh lý tái canh | 1038 | YT-316 | 17/06/2021 |
2 |
Đoàn Nhân Luân
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cao su. |
Điều tra bệnh lá trên vườn cao su bằng flycam | 835 | YT-332 | 23/07/2021 |
3 |
NGUYỄN BÁ KHOÁT
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cao su. |
Tấm đậy chống tràn mủ cao su | 802 | YT-353 | 06/10/2021 |