1. Sản xuât giống:
Kỹ thuật làm vườn ương bầu trước đây: bầu
ghép 10 tháng tuổi đạt tiêu chuẩn xuất vườn ra trồng, hiện nay với những bước cải
tiến sản xuất bầu 7 tháng là xuất vườn ra trồng bầu cắt ngọn hoặc nuôi tầng lá.
Từ đó định hình sớm vườn cây trồng mới – tái canh ngay từ năm đầu, không phải
trồng dặm ở năm thứ 2. Bước cải tiến cơ bản này góp phần nâng cao chất lượng vườn
cây kiến thiết cơ bản tạo tiềm năng tăng
năng suất sau này.
2.
Trồng và chăm sóc vườn cây cao su tái canh:
2.1- Chuẩn bị đất trồng.
-
Phương pháp đào hố thủ công trước đây phải cần số đông lao động, đơn giá cao,
tiến độ chậm.
-
Cuốc hố bằng máy: giảm
công lao động, tiến độ nhanh, chất lượng hố đáp ứng cho yêu cầu phát triển cây
trồng tốt hơn.
2.2- Xử lý chống hạn cho vườn
cây trồng mới.
-
Với phương pháp thủ công:
Phải huy động số lượng lớn nhân công từ lực lượng chăm sóc và kể cả lực lượng
công nhân cạo mủ. Công nhân dùng cuốc xới ván, cắt dây đậu Kudzu tủ gốc, đắp bồn.
Như vậy, hao phí lao động lớn, chi phí cao, chất lượng kém, tiến độ chậm không
đáp ứng kịp yêu cầu thời vụ nếu dứt mưa sớm.
-
Với sự hỗ trợ của máy móc: cày ngầm sau khi bón lót phân trồng mới - tái
canh, giúp dễ dàng định hình vị trí trồng, đảm bảo đúng vị
trí thiết kế. Cày ngầm giúp cải tạo đất, nâng cao tầng canh
tác (0,5-0,6m), bộ rễ cây cao su
phát triển mạnh trong năm đầu tiên, tạo vùng đất xốp cải tạo hệ sinh thái đất
cho rễ phát triển nhanh, giữ ẩm tốt, cây cao su trồng
mới-tái canh sẽ phát triển liên tục trong mùa mưa lẫn mùa
khô. Hệ thống rễ sẽ phát triển mạnh thúc đẩy quá trình tăng
vanh mạnh trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Máy móc sẽ giải phóng lao động nâng
cao năng suất chất lượng vườn cây, giảm thâm dụng lao động trong quá trình trồng
và chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản góp phần tiết giảm
giá thành sản xuất.
3. Công tác bảo vệ thực vật:
- Phun
thuốc cỏ thủ công, phun phòng trị bệnh trên tán lá cao su trước đây phải huy động
số lượng lớn nhân công mang bình đeo vai phun thuốc, gây ảnh hưởng sức khỏe
công nhân, tiến độ chậm, hiệu quả không cao.
- Khi sử dụng máy phun thuốc, giải
phóng lao động, tiến độ nhanh, nâng cao hiệu quả phòng trị, giảm chi phí.
4. Bón phân:
- Phương
pháp thủ công trước đây cần huy động số lượng lớn công nhân để thực hiện các
khâu trộn phân, rạch rãnh, bón, lấp, người công nhân phải tiếp xúc với hóa chất
phân bón độc hại nhưng không bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu về thời vụ và kỹ
thuật.
- Chuyển
sang sử dụng máy bón phân hoạt động theo nguyên lý tự hành đó là tự trộn phân,
tự rạch rãnh, tự bón phân, tự lấp.
- Vậy
với 1 máy và công nhân lái máy có thể thay thế cho 20 lao động, thực hiện đạt tất
cả các yêu cẩu kỹ thuật từ bón phân cho từng cây, kịp thời vụ. Giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực,
tăng năng suất lao động, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiến độ mùa vụ, cơ giới
hóa sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất.
5. Tạo chỉnh tán:
- Một cây cao su được có bộ tán lý tưởng để chống chiụ với
gió, bão là cây phải có bộ tán cân đối gồm nhiều tầng cành, tầng dưới cùng có
cành lớn càng lên cao các tầng nhỏ dần đi.
- Đối
với cây kiến thiết cơ bản năm thứ 2, các dòng vô tính phân cành muộn > 3,5
m có ưu thế ngọn mạnh phải cắt ngọn phân
cành để tạo tán cây cân đối so với thân bền vững về sau và tạo sự đồng đều cho
toàn vườn cây.
- Đối
với vườn cây kiến thiết cơ bản năm thứ 3 trở đi và vườn cây kinh doanh nhóm 1 sẽ
xuất hiện những cành làm lệch tán tạo nguy cơ gãy đỗ thì cũng phải cắt để loại
bỏ nguy cơ hạn chế gãy đổ cho vườn cây.
- Để
thực hiện việc chỉnh tán, trước đây công nhân phải leo lên ngọn để mé nhánh và
sau đó sử dụng máy để đưa người lên cắt cành nhưng quá chậm, tốn kém, không hiệu
quả. Cuối cùng là dùng lưỡi câu liêm làm cán dài 10m công nhân đứng trên mặt đất
xử lý cành nghiêng vừa an toàn, nhanh
chóng, hiệu quả.
6. Khai thác trên miệng cạo cao.
- Để cạo
lấy mủ thì phải trang bị cho mỗi miệng cạo 1 bộ kiềng chén máng. Dùng dây dẫn mủ
cho miệng cạo úp xuống miệng cạo ngữa sẽ tiết kiệm số bộ kiềng chén. Dùng cán
dao 2 đoạn tương thích với 3 dụng cụ bấm máng và dây dẫn- bôi kích thích lưỡi
dao sẽ tạo sự an toàn cho người lao động trong trang bị vật tư, bôi kích thích
và cạo được miệng cạo trên thân- cành nhánh đến ngọn cây góp phần khai thác triệt
để tiềm năng vườn cây trước khi thanh lý, nâng cao năng suất lao động, năng suất
vườn cây.
7. Công tác giao nhận mủ
- Phương pháp đỗ mủ vào tank thủ công
truyền thống chứa đựng nhiều rủi ro về an toàn lao động, tốn nhiều công sức, thời
gian, không đảm bảo chất lượng sản phẩm (do không chống đông kịp thời), khó
khăn trong quá trình quản lý.
- Phương pháp dùng máy bơm mủ di động giúp kiểm soát tốt
chất lượng sản phẩm, chống đông kịp thời, giao nhận mủ nhanh,tăng năng suất lao động, đảm bảo an toàn
lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian.
8. Phòng chống cháy.
- Mùa khô hằng năm Nông trường lập kế hoạch
và phương án phòng cháy chữa cháy cho vườn cây với các phương tiện thô sơ như
chổi tre, gàu, xe vận chuyển nước, lập chốt trực gác lửa trên toàn bộ vườn cây…
- Trước thực trạng vườn cây KTCB năm nay
cỏ mỹ bùng phát mạnh do những cơn mưa trái vụ cuối mùa tạo nguy cơ dễ cháy, vườn
cây kinh doanh sau khi quét lá đường băng lá cao su tiếp tục rụng do phấn trắng
rất dễ cháy.
- Hằng năm nông trường có từ 100 đến 200
ha cây thanh lý trong mùa khô, các cành, lá do cưa cắt để lại rất dễ cháy trong
mùa khô dễ phát tán cho các vườn cây xung quanh. Thực tế tại Nông trường đã xảy
ra 2 vụ cháy do quá trình thi công cây thanh lý gây ra, làm cho công tác chữa
cháy rất khó khăn.
- Trước diễn biến phức tạp của biến đổi
khí hậu toàn cầu, nắng hạn kéo dài, nhiệt độ tăng cao, lượng mưa thấp, Nông trường
Bến Củi tiến hành cải tiến chuyển công năng xe vận chuyển mủ thực hiện trực
phòng chống cháy mùa khô với xe vận chuyển tiếp nước cho xe chữa cháy liên tục
nhiều giờ tại hiện trường sẽ bảo đảm khống chế kiểm soát chữa cháy thành công
nhiều đám cháy lớn trên lô thanh lý trong mùa khô không để cháy lan cho lô xung
quanh.
- Với phương tiện chữa cháy tự chế, lực lượng phòng chống cháy được xây dựng và tập huấn, diễn tập hàng năm đảm bảo an toàn phòng chống cháy cho vườn cây nông trường, giảm chi phí công gác lửa mùa khô hàng năm.
9. Trồng xen:
Việc
trồng xen một số loại cây khác trong vườn cây cao su đem lại nhiều lợi ích như:
tiết giảm chi phí đầu tư, giảm lây lan bệnh hại, cải tạo đất, chống xói mòn.
-
Hộ nông dân: cho nông dân mượn đất trồng xen trong
luồng cao su và bón trả lại cho vườn cây lượng phân bón theo quy định của Công
ty.
-
Công nhân viên lao động của đơn vị: thực hiện nghị quyết 6a của
Công đoàn Cao su Việt Nam về việc đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế gia
đình trong công nhân viên chức lao động, góp phần tăng thêm thu nhập và ổn định
cuộc sống người lao động, tạo mối quan hệ gắng kết giữa người sử dụng lao động
và người lao động.
Stt | Tác giả | Ý tưởng | Lượt xem | Mã | Ngày |
---|---|---|---|---|---|
1 |
Trương Văn Hải
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cao su. |
Chế độ cạo tận thu trên cành với chiều dài miệng cạo ngắn (S/3U) kết hợp sử dụng dây dẫn mủ giúp tận thu tối ưu năng suất vườn cây trước khi thanh lý tái canh | 1037 | YT-316 | 17/06/2021 |
2 |
Đoàn Nhân Luân
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cao su. |
Điều tra bệnh lá trên vườn cao su bằng flycam | 835 | YT-332 | 23/07/2021 |
3 |
NGUYỄN BÁ KHOÁT
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cao su. |
Tấm đậy chống tràn mủ cao su | 801 | YT-353 | 06/10/2021 |