1. Mô tả giải pháp trước khi áp dụng (công nghệ tách mủ hóa lý)
- Công nghệ tách
mủ còn sót lại trong nước thải bằng công trình hóa lý (hay còn gọi là tách mủ
cưỡng bức sử dụng hóa chất) là phương pháp mới được sử dụng trong xử lý nước thải
cao su tại Công ty từ năm 2012.
- Nguyên
lý hoạt động của công trình hóa lý: Dòng nước thải được bơm cấp vào bể keo tụ tạo
bông, cùng với dòng hóa chất cấp vào, dùng mô tơ khuấy trộn giữa nước thải và
hóa chất tại bể keo tụ tạo bông; sau đó đưa qua thiết bị tuyển nổi DAF, tại
đây nước thải và khí nén được cấp vào trong bồn tạo áp làm cho áp lực trong bồn
tăng lên. Dưới áp suất môi trường, bọt khí tạo ra sẽ kéo toàn bộ lượng cặn và mủ
còn lại trong nước thải nổi lên trên bề mặt theo cánh gạt thu gom chảy vào bồn
chứa; còn nước trong theo ống trung tâm chảy xuống bể trộn.
- Thiết bị sử
dụng cho công trình hóa lý gồm có: + Bể keo tụ tạo bông: 02 Môtơ khuấy trộn hóa chất;
02 thùng đựng hóa chất, 02 Motơ khuấy hóa chất, 03 Bơm hóa chất. + Tuyển nổi DAF: Bồn tạo áp PT, Máy nén khí AC,
thiết bị tuyển nổi DAF, 02 bơm tuần hoàn, 01 biến tần BT01. + Bể trộn: 04 thiết bị bơm. |
Hình:
Công nghệ tách mủ hóa lý |
- Hiệu quả xử lý chỉ tiêu COD trong nước thải
trước và sau khi qua công trình xử lý hóa lý giảm 10-11%.
- Nhược điểm:
+ Do lắp đặt nhiều thiết bị, sử dụng hóa chất phèn
PAC và Polyme để keo tụ, tạo bông; nên quá trình vận hành sẽ tốn chi phí hóa chất
và điện.
+
Ván mủ sau thiết bị DAF không kết thành tấm dày mà vụn vụn, nhớt nhớt do có hóa
chất polyme, không có thời gian và quá trình để đông kết mủ, nên khi đưa trở lại
bể trung chuyển thì vô tình lại làm tăng hàm lượng ô nhiễm.
+
Vận hành yêu cầu tay nghề công nhân cao, phải kiểm soát được bọt khí khi cấp
vào thiết bị DAF thì quá trình tách mủ mới hiệu quả.
2. Mô tả
giải pháp sau khi
áp dụng (công nghệ tách mủ tự nhiên bằng bể gạn):
- Sử dụng cơ chế tách mủ tự nhiên. Đặc tính nước
thải chế biến cao su có pH thấp <5.5 do sử dụng acid để làm đông tụ mủ. Các
hạt cao su tồn tại trong nước thải ở dạng huyền phù, các hạt cao su này đã đông
tụ nhưng chưa kết lại thành mảng lớn. Việc lưu nước thải trong một thời gian
dài thì các hạt huyền phù này tự nổi lên và kết dính thành mảng lớn nổi trên
mặt nước.
Thiết kế của bể
gạn đã được cải tiến gồm có nhiều ngăn nhỏ, nước thải chảy từ ngăn này sang
ngăn khác theo dạng ziczac, mủ nổi lên trên, nước trong tràn lên trên, hoặc
chảy phía dưới tùy theo thiết kế, tới ngăn cuối cùng nước thải còn rất ít mủ.
Hiệu quả thu hồi mủ cao, ván mủ thu hồi dày hơn, thời gian hốt vớt mủ ít. Mặt
khác nước thải sau khi qua các ngăn gạn ziczac đến ngăn cuối cùng thì nước sẽ
ít đục, còn rất ít lượng mủ trong nước thải, nên không có hiện tượng nghẹt mủ
ở phía trong đường ống, bể UASB. |
Hình: Công nghệ tách mủ tự nhiên bằng bể gạn |
- Hiệu quả xử lý chỉ tiêu COD trong nước thải
trước và sau khi qua công trình xử lý hóa lý giảm 12-14%.
- Ưu điểm:
+ Không tốn chi
phí vận hành, bảo trì bảo dưỡng thay thế thiết bị, yêu cầu vận hành đơn giản.
+ Bể dùng để chứa
nước thải trong mùa nhà máy nghỉ sản xuất, cung cấp thức ăn để hệ thống xử lý
nước thải khởi động lại hệ thống, điều tiết lưu lượng nước thải.
3. Hiệu quả kinh
tế, xã hội và môi trường:
-
Về kinh tế: Tổng số tiền tiết kiệm khi điều chỉnh công nghệ xử lý hóa lý sang
công nghệ tách mủ tự nhiên trong quy trình xử lý nước thải cao su tại Công ty
là 879.338.663 đồng/năm.
+ Không tốn thêm điện năng tiêu thụ là 1.627
kwh/ngày (tương đương giảm được 2.499.072 đồng/ngày nếu tính giá bán điện giờ
bình thường năm 2019 bình quân 1.536 đồng/kWh).
- Hiệu quả
khác:
+
Chất lượng nước thải sau khi qua hệ thống
xử lý nước thải đạt quy chuẩn xả thải cột A theo QCVN 01-MT:2015/BTNMT.
+
Là công nghệ thân thiện với môi trường,
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an toàn với người sử dụng, đơn giản dễ vận
hành không đòi hỏi phải có trình độ.
-
Khả năng giải pháp áp dụng được ở tất cả các nhà máy chế biến mủ cao su trên
toàn quốc. Triển khai được ngay so với trình độ kỹ thuật và thị trường vật tư
trong nước hiện nay. Có tính áp dụng trong sản xuất nhỏ hoặc theo thời vụ, có khả năng áp dụng đại trà.
-
Giải pháp được xác nhận hiệu quả về xử lý nước thải bởi cơ quan nhà nước (Văn bản số 2305/STNMT-CCBVMT
ngày 14/05/2019 của ở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận
điều chỉnh quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải).