Nguyễn Quốc Toàn
Với đặc tính nước thải của ba dây chuyền sản xuất mủ tinh, mủ tạp và
latex của Nhà máy chế biến Trung tâm với đặc tính ô nhiễm COD và BOD cao và có
hàm lượng Nitơ tổng cao. Để có thể giải quyết tốt đồng thời cả hai vấn đề trên
thì qua nghiên cứu tham khảo cùng với kinh nghiệm xử lý nước thải của quá trình
chế biến cao su thiên nhiên. Nhóm tác giả chúng tôi nhận thấy công nghệ xử lý
liên tục kết hợp quá trình thiếu khí (Anoxic) và hiếu khí (Oxic) dùng để loại
bỏ Nitơ tổng bằng bùn hoạt tính là có thể giải quyết được đồng thời vấn đề độ ô
nhiễm COD, BOD và vấn đề tổng Nitơ. Với mô hình công nghệ xử lý đề xuất ban đầu
như sau:
Hình 1: Sơ đồ qui
trình công nghệ xử lý đề xuất ban đầu.
Đặc điểm của công nghệ này là nhóm tác sẽ thêm vào trước vùng hiếu khí
của Aerotank một vùng thiếu khí và nước thải sẽ được cấp vào vùng này. Nước
thải khi được đưa vào vùng thiếu khí sẽ hòa trộn với bùn hoạt tính được đưa từ vùng
phục hồi bùn hoạt tính. Trong điều kiện thiếu khí thì các vi sinh vật có trong
bùn hoạt tính sẽ thực hiện quá trình khử nitrat để loại bỏ bớt Nitơ tổng trong
nước thải. Nước thải sau khi đi qua vùng thiếu khí để loại bỏ bớt Nitơ tổng sẽ
được chảy tới vùng hiếu khí để xử lý các chỉ tiêu COD, BOD của nước thải. Nước
thải sau khi được xử lý sẽ chảy qua bể lắng để tách bùn vi sinh ra. Bùn vi sinh
từ bể lắng sẽ được hoàn lưu trở lại vùng phục hồi bùn hoạt tính của hệ thống.
Hình 2: Sơ đồ qui
trình công nghệ xử lý nước thải theo giải pháp.
Giải phải công nghệ trên được nghiên cứu và triển khai
áp dụng đã giải quyết vấn đề sau:
- Phương pháp vận hành hệ thống xử lý nước thải đơn
giản.
- Khắc phục tình trạng thiếu khí (Oxy hòa tan) trong
quá trình xử lý sinh học hiếu khí.
- Không sử dụng hóa chất trong quy trình xử lý nước
thải.
- Giảm rủi ro về sự cố môi trường do hệ thống xử lý nước thải gây ra.
- Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A của QCVN
01:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến
cao su thiên nhiên và tái sử dụng nước trong sản xuất.