Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Tên ý tưởng:
Tác giả:
Ngày
Mô tả
Lượt like 23
Lượt xem 1034

1.                  Sự khác biệt về hóa chất giữa hai phương pháp

Phương pháp PM (hiện hành)

-         - Thuốc thử:  ammonium molybdate,  H2SO4, FeSO4 

-          - Dung dịch chuẩn: KH2PO4 vào  TCA 2,5%

Phương pháp VMPA (cải tiến)

-    - Thuốc thử:  Ammonium Molybdate,  Ammonium Metavanadate, acid HNO3 65%. 

-         -  Dung dịch chuẩn 5 mM: KH2PO4 ,TCA 2,5%. 

2.                  Kết quả đạt được của việc cải tiến phương pháp phân tích

Bảng 1.  Hiệu quả sơ bộ của việc sử dụng phương pháp VMPA thay thế phương pháp PM

 

PM

VMPA HNO3 65%

% chênh lệch

Chi phí hóa chất

100%

43%

- 56%

Thời gian (ngày)

2

1

-50%

Nhân lực (công)

3

2

-33%

Định mức: 2 kỹ thuật viên chịu trách nhiệm phân tích 40 mẫu Pi/ngày


VMPA so với phương pháp PM trong phân tích mủ của Phòng Thí nghiệm Sinh lý mủ, phương pháp cải tiến VMPA có những lợi ích như sau:

-       Về chi phí hóa chất: bao gồm các chất cần dùng cho quá trình phân tích, kể cả nước cất. Chi phí hóa chất của phương pháp VMPA giảm 56% do lượng hóa chất cần dùng ít hơn so với phương pháp PM. Thời gian được tính bằng số ngày công để cho ra kết quả Pi.

-         Về thời gian phân tích: Phương pháp PM của PhòngThí nghiệm cần 24 tiếng trước khi đo quang để đảm bảo phản ứng diễn ra hoàn toàn, nhưng đồng thời cũng tăng khả năng các phản ứng phụ xảy ra làm chuyển màu  dung dịch. Như vậy kết quả định lượng Pi của phương pháp PM có khả năng thấp hơn so với hàm lượng Pi thực trong mủ. Phương pháp VMPA có thời gian phản ứng ngắn, độ tin cậy cao, kết quả định lượng Pi gần với hàm lượng thực có trong mủ.

-     Về năng suất lao động:  Khi sử dụng phương pháp PM, Phòng Thí nghiệm cần 24 tiếng để phản ứng giữa thuốc thử và chất phân tích diễn ra hoàn toàn, nên cần 2 ngày để có được kết quả. Ngược lại, phương pháp VMPA có thể cho ra kết quả Pi trong 1 ngày, giảm được 50% số ngày công. Phương pháp PM cần thêm 1 ngày công so với phương pháp VMPA để đo mẫu nên nhân lực cần dùng tăng 1 công để đo mẫu vào ngày hôm sau. Sử dụng phương pháp VMPA giảm 1 công lao động, tương đương với giảm 33% so với phương pháp PM.


Tóm lại, đối với Phòng Thí nghiệm sinh lý mủ, sử dụng phương pháp VMPA cắt giảm được chi phí hóa chất, nhân lực và nhất là thời gian tiến hành phân tích so với sử dụng phương pháp PM. Với phương pháp PM, mất ít nhất 2 ngày phòng thí nghiệm mới cho ra kết quả phân tích sinh lý mẫu mủ, trong khi đó, với phương pháp cải tiến VMPA, kết quả phân tích sẽ có trong ngày ngay sau khi kỹ thuật viên phân tích xong và nhập liệu.